Hướng Dẫn Khắc Phục Lỗi 100% Disk Trên Windows 10
Hướng Dẫn Khắc Phục Lỗi 100% Disk Trên Windows 10
Windows 8/8.1 không chỉ có lỗi màn hình xanh mà còn thêm 100% disk, đến phiên bản Windows 10 mới nhất vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Tuy nhiên, nếu áp dụng một số cách dưới đây có thể loại bỏ hoàn toàn lỗi nghiêm trọng này.
Đây là một lỗi mà rất nhiều bạn gặp phải cũng như được hỏi rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội về nguyên nhân và cách khắc phục. Chính vì vậy, Tiện Ích Máy Tính sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục triệt để hoặc gần như triệt để.
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu một chút về "tên khốn" này. Đây là một lỗi xuất hiện khi Windows 8 ra mắt, đến cả Windows 8.1 và Windows 10 nó vẫn còn len lỏi khá nhiều trong các máy tính cài hệ điều hành trên, cái này tạm hiểu nôm na là khi bị 100% disk đĩa cứng sẽ được sử dụng 100% làm máy tính chạy rất chậm hoặc bị đơ, nóng và nếu xảy ra trong thời gian dài có thể hỏng đĩa cứng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên lỗi này có thể là do bị thiếu bộ nhớ, quá nhiều ứng dụng chạy cùng lúc, ổ cứng bị lỗi, hệ điều hành bị lỗi hoặc là bị nhiễm Virus. Thông thường lỗi này thường xảy ra đối với các máy cài Win lậu, không Update còn những bạn dùng Win bản quyền, update bản vá từ MS thì rất hiếm gặp lỗi này.
Cách khắc phục.
Để có thể khắc phục hiệu quả lỗi này bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau. Lưu ý bạn nên làm tất cả những cách dưới đây để đảm báo hiệu quả tốt nhất.
1) Chống phân mảnh ổ đĩa
Bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn trong Windows bằng cách vào This PC, click chuột phải vào các ổ đĩa, chọn Properties
Chuyển qua tab Tool chọn Optimize
Chọn Analyze để nó phân tích tỉ lệ phân mảnh
Sau khi phân tích xong bạn chọn Optimize để bắt đầu chống phân mảnh
2) Giảm bớt hiệu ứng trong khi sử dụng.
Các hiệu ứng chuyển cửa sổ, click chuột ...vvv có thể mang lại cảm giác thích thú, đẹp và mượt mà. Tuy nhiên nếu máy bạn có cấu hình không được cao thì nên tắt bỏ một số hiệu ứng và thiết lập.
Đầu tiên bạn vào This PC
Chọn thẻ File => Options
Nhấn vào thẻ View, bỏ tick ở 2 tùy chọn trên hình và nhấn OK
Tiếp theo
Bạn click chuột phải vào This PC chọn Properties
Nhấn vào Advanced system settings
Ở Tab Advanced bạn chọn Settings... ở mục Performance
Tại thẻ Visual Effects bạn bỏ các dấu tick ở các mục như hình trên sau đó nhấn OK
3) Set RAM ảo cho máy
Thông thường Windows sẽ tự động set RAM ảo cho máy tự động, tất nhiên sẽ không chuẩn bằng mình set thủ công được. Để Set RAM ảo bạn nhấn vào thẻ Advanced bên cạnh thẻ Visual Effects bên trên.
Tại tab Advanced chọn Change...
Bạn bỏ Tick ở phần Automatically manage paging file size for all drives. Tick vào Custom size nhập vào phần Initial size dung lượng RAM ảo bằng 1 nửa RAM thật còn Maximum size gấp đôi hoặc bằng RAM thật
Ở đây RAM mình 1GB nên thiết lập phần Initial size là 512 MB còn Maximum size là 1GB. Cái này tùy vào RAM của các bạn để thiết lập nhé, không theo mình.
Tuy nhiên nếu RAM của bạn có dung lượng kha khá (6GB trở lên) để khắc phục hiệu quả lỗi 100% disk bạn nên tắt nó đi bằng cách chọn No paging file
sau đó nhấn vào Set và OK
Nhấn OK để đồng ý
Nhấn OK để hoàn tất
4) Tắt System Restore
Thực ra thì cái này cũng rất ít dùng đến, nếu không cần thiết bạn nên tắt nó đi tránh tốn bộ nhớ, giảm thiểu 100% disk
Click chuột phải vào Computer chọn Properties
Chọn Advanced system settings
Nhấn vào Tab System Protection chọn ổ đĩa đang ở trạng thái On và nhấn Configure
Tick vào Disable system protection và nhấn Delete
Chọn Continue để tiếp tục
Nhấn OK
Sau đó Yes để đồng ý sau đó nhấn OK để hoàn tất
5) Sử dụng công cụ Troubleshooting của Windows
Thông thường sau khi sử dụng công cụ này, công suất đĩa giảm xuống hơn 50% so với ban đầu, khá là hiệu quả. Đầu tiên bạn vào Control Panel
Chọn chế độ xem Small icons và chọn Troubleshootings
Bạn chọn vào Run maintenance tasks
Nhấn Next để tiếp tục
Chờ quá trình quét các vấn đề diễn ra
Sau khi chạy xong bạn chọn Try troubleshooting as an administrator
Đợi quá trình diễn ra
Sau khi chạy xong bạn nhấn Close để hoàn tất
6) Tắt Mainternance
Chúng ta có thể mở nhanh thiết lập bằng cách vào Control Panel, chọn chế độ hiện thị là Small Icons
Chọn Security and Maintenance
Nhấn vào biểu tượng mũi tên đi xuống như trên hình
Nhấn tiếp vào Change maintenance settings
Bỏ tick ở ô Allow scheduled maintenance to wake up ... và nhấn OK
7) Tắt Windows Defender và Disk Diagnostic
Đây là trình diệt Virus mặc định phát triển bởi MS và được tích hợp sẵn trong Windows 8/8.1. Mặc định nó được bật để bảo vệ máy bạn khỏi phần mềm độc hại. Tuy nhiên khả năng diệt cũng như tốc độ quét không hiệu quả cho lắm so với hậu quả mà nó mang lại, đó là ngốn RAM, tốn bộ nhớ và cũng là một trong những thủ phạm gây nên lỗi Full Disk, màn hình xanh, chạy chậm...
Trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc click chuột phải vào nút Start chọn Run
Cửa sổ Run hiện ra bạn gõ vào gpedit.msc và nhấn OK
Cửa sổ mới hiện ra bạn tìm đến Computer Configuration => Administrator Templates => Windows Components
Tìm đến và nhấp thư mục Windows Defender sau đó click đúp chuột vào Turn off Windows Defender
Tick chọn vào Enable và nhấn OK là xong
Tiếp theo
bạn tìm đến Computer Configuration => Administrator Templates => System
Tìm tiếp đến Troubleshooting and Diagnostics => Disk Diagnostic và Click đúp chuột vào Disk Diagnost Configure ... ở bên phải
Chọn Disabled và nhấn OK
8) Tắt các dịch vụ (Services) không cần thiết
Các Services thừa cũng là nguyên nhân làm hao hụt tài nguyên hệ thống một cách lãng phí, làm chậm máy và gây hiện tượng 100% Disk
Trước tiên chúng ta hãy tắt 2 Services lãng phí nhất đó là Windows Search và Superfetch.
Để tắt Windows Update và Superfetch bạn chạy Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc click chuột phải vào nút Start chọn Run.
Cửa sổ Run hiện lên bạn gõ vào services.msc và nhấn OK
Cửa sổ mới hiện ra bạn tìm đến Windows Update rồi click đúp chuột
Nhấn vào Starup type chọn Disable
Nhấn Stop sau đó OK là xong
Làm tương tự đối với services Superfetch
Như trên thôi nhé !
Làm tương tự 2 serivices trên, bạn tắt các dịch vụ sau nếu không dùng đến.
- Offline Files: Nếu công ty bạn không kết nối kiểu Client - Server, bạn không học mạng máy tính, không sử dụng đồng bộ với đám mấy trên Internet thì nên tắt nó đi
- Print Spooler: Nếu bạn không có nhu cầu xuất file ảnh, tài liệu ra máy in hoặc thành file PDF
- Bluetooth Support: Nếu máy bạn không có Bluetooth hoặc không dùng tới
- Remote Registry: Điều khiển Registry từ xa, rất ít khi sử dụng => nên tắt
- Remote Desktop: Chức năng điều khiển desktop từ xa mà có mấy ai dùng đâu => nên tắt
- Windows Time: Tính năng tự đồng bộ thời gian trên máy tính với Internet, nhưng mà mấy khi đồng hồ chay sai, với cả cái này rất tốn tài nguyên
- Secondary logon: Nếu bạn không có nhu cầu tạo 2 tài khoản người dùng thì nên tắt đi
- Fax: Fax thì đa số các công ty mới dùng, mà giờ cũng ít => nên tắt
- Netlogon: Chế độ đăng nhập qua mạng, thường sử dụng trong các công ty, các bạn học về mạng, đối với người dùng bình thường nên tắt
- Parental Controls: Điều khiển dành cho bố mẹ, tính năng đặc biệt nhạy cảm với dân FA => tắt luôn
- Smart Card: Tính năng phục vụ cho việc xác thực thẻ, thông thường sử dụng trong các công ty lớn, hiện đại => nên tắt
- Windows Firewall: Ngăn chặn truy cập trái phép từ bên ngoài hoặc gửi dữ liệu trái phép ra ngoài. Nếu không nối mạng Internet thì nên tắt
- Windows Error Reporting Service: Dịch vụ báo lỗi cho MS, mà mình có khi nào dùng tới đâu => nên tắt.
- Ngoài ra còn một số dịch vụ có thể tắt như: Terminal Services, Distributed Link Tracking Client, IKE and AuthIP IPsec Keying Modules, KtmRm for Distributed Transaction Coordinator
9) Sử dụng phần mềm dọn rác, Registry
Máy quá nhiều rác và registry lỗi thời, thừa cũng là nguyên nhân dẫn đến bị 100% Disk. Tiện Ích Máy Tính khuyên bạn sử dụng phần mềm CCleaner để dọn rác và sửa Registry một cách nhanh chóng, an toàn. Tải và xem hướng dẫn sử dụng phần mềm tại đây.
10) Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết
Mình thấy có khá nhiều bạn cài các ứng dụng có cùng 1 chức năng hay cài các ứng dụng mà rất ít khi dùng đến hoặc các ứng dụng rác do quá trình cài đặt phần mềm cài thêm vào. Giả sử bạn đang dùng Google Chrome và Cốc Cốc thì nền gỡ đi 1 cái. Ưu tiên dùng phần mềm Portable, ít ngốn RAM... đặc biệt là phần mềm diệt virus
Nên sử dụng phần mềm chuyên dụng để gỡ hoàn toàn các phần mềm ví dụ như Your Uninstaller - tải và hướng dẫn tại đây
11) Bật Windows Update
Cũng không khuyến khích lắm vì bên cạnh việc cập nhật các bản vá sửa lỗi cho Win thì Windows Update làm nặng và chậm máy đi khá nhiều.
Trên đây là bài viết hướng dẫn sửa lỗi 100% Disk xuất hiện trên Windows 8/8.1, các bạn cố gắng theo dõi kỹ nhé, nhìn dài thế thôi nhưng làm thì nhanh lắm.
Một số lưu ý
- Nếu lỗi Full Disk xảy ra khi máy mới khởi động được 1, 2 phút: Điều này cực kỳ bình thường nhá các bạn, vì lúc này các services và chương trình đang khởi động nền cần nhiều tài nguyên. Bạn cứ chờ khoảng 4-5 phút sau, máy sẽ bình thường trở lại.
- Lỗi Full Disk xảy ra khi mở 1 ứng dụng nặng, hoặc nhiều ứng dụng cùng lúc. Đây là lúc nạp ứng dụng cần nhiều RAM nên nếu RAM thật không đủ, đĩa cứng sẽ được trưng dụng nên % disk sẽ tăng lên, đây là điều bình thường nhé.
- Nếu dùng máy liên tục 24h, thì bạn nên shutdown vài phút sau đó bật lại để dọn dẹp RAM tránh bị dùng đĩa quá tải dẫn tới Full Disk
Chúc các bạn thành công và thoát khỏi nỗi ám ảnh Full Disk 100% như Tiện Ích Máy Tính
Nguồn : tiên ích máy tính
Hướng Dẫn Khắc Phục Lỗi 100% Disk Trên Windows 10
Reviewed by myblog
on
22:36:00
Rating:
Không có nhận xét nào: